Soobin Hoàng Sơn tại sự kiện (Ảnh: FGF).
FGF là tên viết tắt của Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ FGF. Doanh nghiệp này tự giới thiệu FGF là viết tắt của For Green Future (Vì tương lai xanh), hoạt động trong lĩnh vực mua bán và cho thuê xe điện VinFast. Công ty này ra đời với mục đích gia tăng khả năng tiếp cận ô tô điện cho đông đảo người dân, nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh, góp phần hiện thực cam kết Net Zero vào năm 2050.
Thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho biết công ty được thành lập ngày 2/7 với vốn điều lệ 200 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập gồm 3 cá nhân. Trong đó tỷ phú Phạm Nhật Vượng góp 180 tỷ đồng, tương đương 90% vốn điều lệ. Hai cá nhân khác gồm ông Nguyễn Đức Minh góp 200 triệu đồng (tương đương 0,1% vốn) và ông Phạm Khắc Phương góp 19,8 tỷ đồng (tương đương 9,9% vốn).
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng góp 90% vốn điều lệ công ty FGF (Ảnh: DKKD).
Lúc mới thành lập, người đại diện pháp luật kiểm Tổng giám đốc là ông Nguyễn Đức Minh (sinh năm 1984). Đến ngày 1/8, hai vị trí này được chuyển cho ông Phạm Nhật Minh Hoàng (sinh năm 2000). Ông Hoàng chính là con trai thứ 2 của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Trong bản thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh mới nhất vào ngày 9/10, doanh nghiệp này có 5 lao động theo thông tin kê khai thuế.
Ông Phạm Nhật Minh Hoàng là Tổng giám đốc Công ty FGF (Ảnh: DKKD).
Về hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cho biết không chỉ mua bán xe điện mà còn cung cấp dịch vụ cho thuê xe có tài xế hoặc không có tài xế đối với cá nhân và doanh nghiệp.
Công ty này cũng công bố mức giá dịch vụ theo ngày đối với xe VF3 cần đặt cọc 7 triệu đồng, xe VF5, VFe34, VF6 là 10 triệu đồng, xe VF8 là 15 triệu đồng, với xe VF9 là 20 triệu đồng.
Tại thời điểm 30/9, Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ FGF chưa xuất hiện trong danh sách 112 công ty con và công ty liên kết của Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán: VIC) trên báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2024.
" alt=""/>Vai trò của con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng tại công ty hợp tác với Soobin Hoàng SơnTheo đó, tỷ lệ trung bình sinh viên ra trường có việc năm 2019 đạt trên 85%. Trong đó, nhiều nhóm ngành sinh viên có việc làm trên 90% như Nuôi trồng thủy sản (100%), Kỹ thuật tàu thủy (trên 96%), Khai thác thủy sản (trên 95%), Công nghệ Kỹ thuật cơ điện tử (trên 94%), Công nghệ chế biến thủy sản (trên 93%), Tài chính ngân hàng (trên 93%), Kế toán (92%).
![]() |
Đang lưu ý, trong 5 năm gần đây khi thực hiện khảo sát tỷ lệ có việc của sinh viên Trường ĐH Nha Trang đều xấp xỉ mức trên dưới 90% sinh viên tốt nghiệp.
Ông Quách Hoài Nam, Phó Hiệu trưởng, Trường ĐH Nha Trang, nhìn nhận tỷ lệ sinh viên có việc làm trong nhiều ngành có tỷ lệ trên 90%, phủ khắp các lĩnh vực đào tạo, đặc biệt là nhóm ngành thủy sản – là lĩnh vực truyền thống là thế mạnh trong đào tạo và nghiên cứu của Nhà trường. Mặt khác phản ánh thực tế phần lớn các ngành đào tạo của trường đều phù hợp với nhu cầu về nguồn nhân lực của khu vực, đặc biệt là các ngành đào tạo truyền thống trong lĩnh vực thủy sản.
Ở phía đơn vị tuyển dụng, hầu hết các ngành học thuộc nhóm ngành lĩnh vực thủy sản đều có tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp rất cao, phản ánh nhu cầu nguồn về lao động chất lượng cao trong lĩnh vực này vẫn còn nhiều tiềm năng.
“Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản thuộc nhóm đứng đầu thế giới, vì vậy nhu cầu về nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao ở các ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản sẽ còn phát triển. Đặc biệt tới đây khi nhà nước triển khai thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”- ông Nam chia sẻ.
![]() |
Sinh viên được giới thiệu làm khi chưa tốt nghiệp |
Theo ông Nam, trong những năm gần đây nhà trường đã đổi mới trong công tác đào tạo. Đào tạo kết nối hợp tác với doanh nghiệp theo nhu cầu của xã hội. Bên cạnh việc thường xuyên rà soát, cập nhật chương trình đào tạo, nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận sớm với thực tiễn nghề nghiệp ngay từ năm học thứ nhất và trong suốt quá trình học, hỗ trợ sinh viên nâng cao kỹ năng mềm, khuyến khích sinh viên tham gia các phong trào khởi nghiệp.
Theo quy định xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ TC, CĐ các ngành đào tạo giáo viên và trình độ ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ được Bộ GD-ĐT ban hành, tỷ lệ việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp chính thức được áp dụng làm một trong các căn cứ tăng chỉ tiêu tuyển sinh.
Lê Huyền
" alt=""/>Hơn 85% sinh viên Trường ĐH Nha Trang có việc làm sau tốt nghiệpMặc dù công ty không đăng ký hoạt động về chứng khoán, tài chính nhưng vẫn tuyển dụng nhân viên để hoạt động trong lĩnh vực giao dịch ngoại hối, chứng khoán phái sinh.
TikToker Mr Pips Phó Đức Nam xây dựng hình ảnh giàu có, sang chảnh trên mạng xã hội (Ảnh: Facebook nhân vật).
Các đối tượng đã tạo lập, quản lý 5 trang mạng có giao diện tiếng Anh để người tham gia hiểu lầm là giao dịch trên các sàn quốc tế, có uy tín, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.
Công an Hà Nội cho biết, các trang mạng này về bản chất đều đã được lập trình, gắn với các tài khoản ngân hàng của các đối tượng quản lý; mỗi sàn giao dịch đều được kết nối với ứng dụng MetaTrader 4, MetaTrader 5 là nền tảng giao dịch ngoại hối, chứng khoán phổ biến trên thế giới hiện nay.
Để hoạt động, các đối tượng tuyển dụng và phân công, phân cấp quản lý nhân viên trong công ty thành nhiều bộ phận (gồm: kế toán, nhân sự, bộ phận IT, bộ phận kinh doanh và chăm sóc khách hàng...).
Các bộ phận trong công ty thực hiện các hoạt động độc lập, bổ trợ lẫn nhau, tiếp xúc với khách hàng thông qua các mạng xã hội như Zalo, Telegram... để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thủ đoạn của các đối tượng là cung cấp thông tin sai sự thật để khách hàng tin tưởng, chuyển tiền vào tài khoản do các đối tượng chỉ định rồi chiếm đoạt.
Ban đầu, các đối tượng dùng các thủ đoạn để dụ dỗ khách hàng giao dịch nhiều lần với số lượng tiền thấp, có lãi và rút tiền được, sau đó sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để hướng dẫn, thúc đẩy khách hàng nâng vốn giao dịch.
Khi khách hàng giao dịch thua lỗ, thậm chí thua hết tiền trong tài khoản, các đối tượng cung cấp các thông tin sai sự thật để khách hàng tiếp tục có niềm tin, chuyển thêm tiền để "gỡ". Đến khi khách hàng không còn khả năng về tài chính, các đối tượng chặn liên lạc, chiếm đoạt toàn bộ số tiền mà khách đã chuyển.
Ngày 25/10, Công an Thủ đô đã phối hợp với các Cục nghiệp vụ Bộ Công an có liên quan, tổ chức lực lượng bắt giữ hàng chục đối tượng trong băng nhóm lừa đảo chiếm đoạt tài sản xuyên quốc gia này.
Đến nay, cơ quan điều tra đã xác định được 2.661 bị hại trên toàn quốc; thu giữ, phong tỏa nhiều tài sản của các đối tượng, ước tính hơn 5.200 tỷ đồng, gồm: 316 tỷ tiền trong tài khoản, trái phiếu trị giá 9 tỷ đồng, sổ tiết kiệm trị giá hơn 200 tỷ đồng; 69 tỷ đồng, 2,3 triệu USD; 890 miếng vàng SJC; 246kg vàng nguyên khối; 31 siêu xe, 7 xe mô tô hạng sang, 59 đồng hồ nhãn hiệu nổi tiếng, trị giá khoảng 300 tỷ đồng; 84 trang sức các loại bằng vàng, khảm kim cương... Bên cạnh đó, nhà chức trách đã phong tỏa giao dịch đối với 125 bất động sản.
Từ ngày 30/10 đến ngày 15/11, Công an Hà Nội đã khởi tố bị can đối với 31 đối tượng.
Trong đó, 26 bị can bị khởi tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 3 bị can bị khởi tố về tội Rửa tiền, 1 bị can tội Không tố giác tội phạm, 1 bị can tội Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có.
Công an TP Hà Nội đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ án để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; đồng thời yêu cầu Lê Khắc Ngọ ra đầu thú, nộp lại tài sản do lừa đảo chiếm đoạt tài sản để hưởng lượng khoan hồng của pháp luật.
" alt=""/>Công an Hà Nội thông tin việc bắt giữ TikToker Mr Pips Phó Đức Nam